Đến từ : Nông Học A
Tuổi : 34
post : 166
points : 438
thanked : 0
Tham gia ngày : 17/03/2011
|
| | Đề tài cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) |
Các bạn có thể tải file pdf này
http://www.mediafire.com/?wz5fv77fy5dkyzo
TRƯỜNG ĐH NHA TRANG THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG PROTEIN KHÁC NHAU TRONG KHẨU PHẦN ĂN LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ NÂU (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) NUÔI TẠI THỪA THIÊN HUẾ EFFECT OF PROTEIN LEVELS IN DIETARY ON GROWTH AND SUVIVAL OF SPOTTED SCAT (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) CULTURED IN THUA THIEN HUE Hoàng Nghĩa Mạnh1, Nguyễn Văn Huy1, Nguyễn Đình Mão2 1 Trường Đại học Nông Lâm Huế, 2 Trường Đại học Nha Trang TÓM TẮT Cá giống thí nghiệm được lấy từ nguồn cá tự nhiên có khối lượng trung bình 8,08 ± 0,08 g/con; bố trí nuôi trong giai thể tích 2m3 cắm tại các ao nuôi thủy sản khu vực phá Tam Giang, với mật độ 10 con/m3. Cá được cho ăn 4 khẩu phần ăn với các hàm lượng protein khác nhau (20%, 25%, 30% và 35%), hàng ngày cho cá ăn 2 - 5% khối lượng thân. Kết quả cho thấy, tăng trưởng của cá có xu hướng tăng từ khẩu phần 20% protein đến khẩu phần 30% protein sau đó chậm lại. Khẩu phần ăn 30% protein cho tăng trưởng tốt nhất với khối lượng trung bình 12,70 g/con, tốc độ tăng trưởng đạt 0,079 g/ngày và chỉ số sinh trưởng 0,56 %/ngày, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với khẩu phần 20% protein và 25% protein. Tuy nhiên, không có sự khác biệt so với khẩu phần 35% protein. Hệ số chuyển hóa thức ăn cũng có khuynh hướng tương tự tăng trưởng. Các khẩu phần ăn không ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của cá nâu (p>0,05). Từ khóa: Cá nâu, Scatophagus argus, mức protein. ABSTRACT Fingerling for experiments were collected from the wild (Tam Giang - Cau Hai Lagoon) with an average weight of 8,08 ± 0,08 g/fi sh; kept in nets with a capacity of 2 m3 placed in aquaculture ponds in Tam Giang lagoon area, with a density of 10 fi sh/m3. Fish were fed with four experimental diets with different protein levels (20%, 25%, 30% and 35%), daily feeding 2-5% body weight. The results showed that the growth of fi sh trend to increase from 20% to 30% protein diet and then slow down. The protein level of 30% in the diet was the best growth with an average weight 12,70 g/fi sh, the growth rate reached 0,079 g/day and daily growth index reached 0,56% of growth per day. Signifi cant diffrences (p<0,05) were found between the treatment 30% compared with 20% and 25% protein diets. However, no signifi cant difference between the treatments 30% was found compared with 35% protein diets. Feed conversion ratio had a similar growth trend. The dies did not effect the survival of Spotted scat (p>0,05). Key words: Spotted scat, Scatophagus argus, protein levels. I. MỞ ĐẦU Cá nâu (Scatophagus argus) là một đối tượng có giá trị kinh tế. Cá có nhiều ưu điểm như giá trị thương phẩm cao, rộng muối, sức sống cao, thức ăn chủ yếu thực vật thủy sinh, mùn bã hữu cơ và là đối tượng mang những nét đặc trưng riêng ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Do tập tính ăn tạp của cá, nên loài cá nâu rất có triển vọng trong nuôi kết hợp với các loài cá khác, nhất là trong mô hình tôm - rừng. Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2011 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG 13 Cá nâu còn được nuôi làm cá cảnh (Trần Ngọc Hải, 2006). Hiện nay, nguồn lợi cá nâu tự nhiên ở khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai giảm sút nghiệm trọng cần có những nghiên cứu để phát triển nuôi thương phẩm đối tượng này nhằm giảm tải khai thác nguồn lợi cá nâu từ tự nhiên (Dương Thị Nga, 2008). Tại Thừa Thiên Huế, nguồn cá giống chủ yếu thu gom từ tự nhiên tại cửa biển Thuận An và Tư Hiền của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, trong khoảng tháng 4 đến tháng 10 âm lịch. Nuôi cá nâu ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai rất phổ biến và dễ nuôi ở các mô hình nuôi nhỏ, nuôi trong ao và trong lồng. Tuy nhiên, người nuôi cá nâu vẫn còn gặp nhiều khó khăn do (i) không chủ động con giống; (ii) sử dụng thức ăn chưa hợp lý; (iii) năng suất nuôi còn thấp. Các nghiên cứu về đối tượng này còn rất hạn chế, chủ yếu tập trung vào phân loại, mô tả và một số dẫn liệu chung về sinh học, còn nghiên cứu chuyên sâu về nuôi thương phẩm cá nâu hầu như rất ít. Nghiên cứu này góp phần tìm ra khẩu phần ăn có hàm lượng protein thích hợp, làm giảm chi phí thức ăn bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và nâng cao sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá nuôi nhằm tăng lợi nhuận cho người nuôi. Đồng thời, xây dựng nên các chỉ tiêu kỹ thuật trong nuôi thương phẩm cá nâu phù hợp với điều kiện sinh thái vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU II.1. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các khẩu phần ăn có hàm lượng protein khác nhau lên sinh trưởng của cá nâu được bố trí trong giai có thể tích 2m3. Mỗi nghiệm thức thức ăn được lặp lại 4 lần. Mật độ thả 20 con/giai và kích cỡ cá thả (4 - 5cm; 8,0 g/con). Cá được cho ăn 4 khẩu phần ăn có hàm lượng protein khác nhau (20%, 25%, 30% và 35%) đã phối trộn sẵn, trên cơ sở cân bằng các thành phần dinh dưỡng khác như lipid, khoáng, xơ thô và năng lượng. Thí nghiệm được tiến hành trong 8 tuần. II.2. Quản lý chăm sóc Cá giống lúc đầu mới mua về tiến hành thuần hóa trong 2 tuần, để cá thích nghi với điều kiện sống và tập cho cá ăn thức ăn viên trước khi bố trí thí nghiệm. Cho cá ăn mỗi ngày 2 lần, sáng vào lúc 7 - 8 giờ và chiều vào lúc 16 - 17 giờ. Cho ăn với lượng thức ăn bằng 2 - 5% khối lượng thân. Tuy nhiên, trong quá trình cho ăn thường xuyên phải theo dõi để điều chỉnh cho phù hợp, đặc biệt khi thời tiết thay đổi cần chú ý đến lượng thức ăn, có thể giảm hoặc ngừng cho ăn. Hàng ngày theo dõi hoạt động của cá, thực hiện chế độ vệ sinh giai nuôi thường xuyên mỗi tháng một lần. Bảng 1: Thành phần phối trộn và dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm Khẩu phần thức ăn thí nghiệm KP1 KP2 KP3 KP4 Thành phần phối trộn (%) Bột cá Bột đậu nành Cám gạo Bột bắp Bột mì Dầu đậu nành Premix khoáng Tổng 12 24 24 21 15 0,3 3,7 100 26 25 20 16 10 0,4 2,6 100 38 30 11 12 7 0,3 1,7 100 48 34 10 5,0 2,3 0,0 0,7 100 Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2011 14 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG II.3. Các chỉ tiêu theo dõi Khối lượng cá ban đầu (Start Weight, Ws) được xác định khi bố trí thí nghiệm. Khi kết thúc thí nghiệm cân từng cá thể trong các giai để xác định khối lượng cuối (End Weight, We). Các số liệu thu dùng tính toán tỷ lệ sống (Survival rate, SR), mức gia tăng khối lượng (Weight gain, WG), tốc độ tăng trưởng (Daily Growth Rate, DGW), hệ số chuyển hóa thức ăn (Feed conversion ratio, FCR) và chỉ số sinh trưởng hàng ngày (Daily Growth Index, DGI). NFH Tỷ lệ sống (Survival rate) SR (%) = x 100 NFS Tốc độ tăng trưởng hàng ngày (Daily Growth Rate) [4]. DGR (g/ngày) = (We - Ws)/N Chỉ số sinh trưởng hàng ngày (Daily Growth Index) [4]. DGI (%/ngày) = (We 1/3 - Ws 1/3) x 100/N Hệ số chuyển hóa thức ăn [4]. FCR = FI/(We - Ws) Trong đó: - Ws: khối lượng cá khi bắt đầu thí nghiệm (g); - We: khối lượng cá khi kết thúc thí nghiệm (g); - N: thời gian thí nghiệm tính theo ngày; - FI (Feed intake): lượng thức ăn cá ăn vào (g). - NFS (Number of fi sh stocked): Số cá thả nuôi. - NFH (Number of fi sh harvested): Số cá thu hoạch. II.4. Phương pháp xử lý số liệu Nguyên liệu chế biến thức ăn và mẫu thức ăn phân tích các chỉ tiêu (Protein thô, Lipid thô, Xơ thô, Khoáng tổng số, Năng lượng) theo phương pháp Kjeldal, Soxhlet, Van-Soet, Nung ở nhiệt độ 550oC. Phân tích tại Phòng thí nghiệm Trung Tâm - Khoa Chăn nuôi Thú Y - Đại học Nông Lâm Huế. Các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn được xử lý trên chương trình Microsoft Excel 2007. So sánh các giá trị trung bình giữa các nghiệm thức dựa vào phép phân tích ANOVA và phép thử TUKEY với mức ý nghĩa p<0,05 bằng chương trình SPSS Version 15.0. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN III.1. Ảnh hưởng của các khẩu phần ăn có hàm lượng protein khác nhau lên sinh trưởng của cá nâu Hiện có rất ít thông tin về nhu cầu dinh dưỡng của cá nâu, đặc biệt nhu cầu của chúng đối với protein và thành phần các acid amin. Phần lớn các loài cá nước mặn có yêu cầu về protein lớn hơn cá nước ngọt, nghiên cứu này nhằm xác định hàm lượng protein trong khẩu phần ăn thích hợp cho sinh trưởng của cá nâu trong nuôi thương phẩm. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 2. Thành phần dinh dưỡng (%) Protein thô Lipid Xơ thô Khoáng tổng số N ăng lượng (Kcal/g) 21,01 10,50 4,32 8,23 4,41 25,10 10,12 4,74 8,55 4,23 29,50 10,16 5,01 8,42 4,12 35,26 10,46 5,24 8,64 4,31 Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2011 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG 15 Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và sai số chuẩn. Các giá trị trên cùng hàng có các kí tự (a, b, c) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Khối lượng trung bình của cá nâu khi kết thúc thí nghiệm có sự khác nhau, ở khẩu phần thức ăn có tỷ lệ 30% protein cho sinh trưởng khối lượng cao nhất (12,70 g/con), tiếp đến khẩu phần thức ăn có tỷ lệ 35% protein (12,50 g/con) và thấp nhất ở khẩu phần thức ăn có tỷ lệ 20% protein (12,00 g/con). Qua phân tích phương sai cho thấy, nhóm khẩu phần ăn có tỷ lệ protein 30% và 35% sai khác với nhóm khẩu phần ăn 20% và 25% (p<0,05); nhưng không có sự sai khác giữa nghiệm thức thức ăn có tỷ lệ protein trong khẩu phần 30% và 35%, giữa nghiệm thức thức ăn có tỷ lệ protein trong khẩu phần 20% và 25% (p>0,05). Các chỉ tiêu sinh trưởng khác của cá như: mức tăng khối lượng tương đối (WG); tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng ngày (DGR) và chỉ số sinh trưởng hàng ngày (DGI) của cá nâu cũng cho thấy, ở khẩu phần ăn có tỷ lệ 30% protein cho hiệu quả cao nhất (WG = 49,50%; DGR = 0,079 g/ngày; DGI = 0,56 %/ngày), khẩu phần ăn có tỷ lệ 20% protein cho hiệu quả sinh trưởng thấp nhất (WG = 48,50%; DGR = 0,065 g/ngày; DGI = 0,47%/ngày). Qua phân tích phương sai cho thấy, mức tăng khối lượng tương đối (WG) và chỉ số sinh trưởng hàng ngày (DGI) ở khẩu phần ăn có mức 20% protein sai khác với các khẩu phần ăn có mức 30% protein và 35% protein có ý nghĩa (p<0,05); nhưng không có sai khác với khẩu phần ăn 25% protein. Khẩu phần ăn có mức 30% protein sai khác với khẩu phần 25% protein (p<0,05), nhưng không có sự sai khác với khẩu phần 35% protein (p>0,05); giữa khẩu phần 25% protein và 35% protein không có sự sai khác (p>0,05). Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng ngày (DGR) ở nhóm khẩu phần ăn có mức 20% protein; 25% protein sai khác với nhóm khẩu phần ăn có mức 30% protein; 35% protein có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tuy nhiên, giữa các khẩu phần ăn có mức 20% protein và 25% protein; giữa các khẩu phần ăn có mức 30% protein và 35% protein sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả này có sự tương đồng với kết quả của Nguyễn Văn Huy (2008) khi nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein khác nhau (15%; 20%; 25%; 30% và 35%) lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá dìa (Siganus guttatus) nuôi tại Thừa Thiên Huế. Kết quả của thí nghiệm cho thấy sinh trưởng của cá cao nhất ở nghiệm thức thức ăn có mức 30% protein, cỡ cá thả 11,2 g/con sau 2 Bảng 2: Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cá nâu sau 60 ngày thí nghiệm Các chỉ tiêu đánh giá Khẩu phần thức ăn thí nghiệm CT1 C T2 CT3 CT4 Khối lượng đầu (g) Khối lượng cuối (g) WG (%) DGR (g/ngày) DGI (%/ngày) 8,08 ± 0,08a 12,00 ± 0,10b 48,50 ± 1,44c 0,065 ± 0,001b 0,47 ± 0,01c 8,08 ± 0,08a 12,10 ± 0,01b 49,75 ± 1,25bc 0,067 ± 0,001b 0,48 ± 0,01bc 8,00 ± 0,01a 12,70 ± 0,12a 58,50 ± 1,44a 0,079 ± 0,002a 0,56 ± 0,01a 8,08 ± 0,08a 12,50 ± 0,01a 54,75 ± 1,25ab 0,074 ± 0,001a 0,52 ± 0,01ab Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2011 16 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG tháng nuôi cá đạt khối lượng 34 g/con; tốc độ tăng trưởng về khối lượng đạt 0,38 g/ngày. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt ở chỗ khẩu phần ăn 30% protein và 35% protein cho cá nâu sinh trưởng tốt, trong khi nghiên cứu trên kết luận thức ăn tốt cho sinh trưởng của cá dìa ở khẩu phần 30% protein và 25% protein. Để có thể ước tính được hàm lượng protein tối ưu trong khẩu phần ăn dùng cho nuôi cá nâu chúng tôi đã mô hình hóa ảnh hưởng của các mức protein khác nhau (20%; 25%; 30% và 35%) đến các thông số sinh trưởng (WG; DGR; DGI) và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR). Kết quả từ Hình 1 đến Hình 4 cho thấy có trên 50% sự biến thiên các thông số này có thể được mô tả bằng đường hồi quy bậc hai. Qua các hồi quy này, chúng tôi nội suy được khẩu phần ăn có chứa hàm lượng protein tối thiểu tốt cho sinh trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn của cá nâu là 32% vật chất khô. Hình 3. Ảnh hưởng của hàm lượng protein trong khẩu phần ăn đến chỉ số sinh trưởng của cá nâu Hình 4. Ảnh hưởng của hàm lượng protein trong khẩu phần ăn đến hệ số chuyển hóa thức ăn của cá nâu Hình 1. Ảnh hưởng của hàm lượng protein trong khẩu phần ăn đến mức tăng khối lượng (WG) của cá nâu Hình 2. Ảnh hưởng của hàm lượng protein trong khẩu phần đến tốc độ tăng trưởng của cá nâu III.2. Ảnh hưởng của các khẩu phần ăn có tỷ lệ protein khác nhau lên tỷ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá nâu Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2011 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG 17 Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và sai số chuẩn. Các giá trị trên cùng hàng có các kí tự (a, b) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Từ kết quả nghiên cứu (Bảng 3) cho thấy, tỷ lệ sống cao ở các khẩu phần ăn 20% protein và 30% protein (92,50%), tiếp theo khẩu phần 35% protein (91,3%) và tỷ lệ sống thấp nhất ở khẩu phần 20% protein (90,0%). Kết quả phân tích phương sai cho thấy, tỷ lệ sống giữa các khẩu phần ăn sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy, các khẩu phần ăn có tỷ lệ ơprotein khác nhau (20%; 25%; 30% và 35%) trong thí nghiệm không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá nâu, mà chỉ ảnh hưởng tới sinh trưởng của chúng, sinh trưởng của cá có xu hướng tăng dần khi cho ăn thức ăn có mức 20% protein đến thức ăn 30% protein sau đó sinh trưởng của cá giảm ở thức ăn có mức 35% protein. Từ kết quả nghiên cứu (Bảng 3) cho thấy, hệ số chuyển hóa thức ăn của cá nâu tương đối cao dao động từ 2,39 đến 2,92; nghiệm thức thức ăn 30% protein có hệ số chuyển hóa thức ăn thấp nhất (2,39) và cao nhất ở nghiệm thức thức ăn 20% protein (2,92). Qua phân tích phương sai cho thấy, hệ số chuyển hóa thức ăn ở các nghiệm thức sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05); trong đó nghiệm thức thức ăn 30% protein có hệ số chuyển hóa thức ăn sai khác với nghiệm thức thức ăn 20% protein, nhưng không có sự sai khác với nghiệm thức thức ăn 25% protein và 35% protein. Giữa các nghiệm thức thức ăn 20% protein; 25% protein và 35% protein sai khác với nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá nâu trong thí nghiệm dao động từ 2,39 đến 2,92, cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Lê Anh Tuấn (2008) khi nghiên cứu xác định nhu cầu protein và lipid của cá mú chấm nâu (Epinephelus malabaricus Bloch, 1891), hệ số chuyển hóa thức ăn dao động (1,09 - 1,32). IV. KẾT LUẬN Từ kết quả của thí nghiệm chúng tôi khuyến cáo nên xây dựng khẩu phần ăn có hàm lượng protein 30 - 32% cho nuôi cá nâu trong giai đoạn cá có khối lượng trung bình 8 - 15 g/con. Bảng 3: Tỷ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá ở các khẩu phần ăn Các chỉ tiêu đánh giá Khẩu phần ăn KP1 KP2 KP3 KP4 Tỷ lệ sống (%) Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) 90,0 ± 2,04a 2,92 ± 1,12a 92,5 ± 1,44a 2,72 ± 0,09ab 92,5 ± 2,50a 2,39 ± 0,05b 91,3 ± 1,25a 2,62 ± 0,04ab TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Ngọc Hải, (2006); “Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển”. Trường Đại Học Cần thơ. 2. Nguyễn Văn Huy, (2008); “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái dinh dưỡng và khả năng tiêu hóa của cá dìa (Siganus guttatus) với một số thức ăn khác nhau ở vùng đầm phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. 3. Dương Thị Nga, (2008); “Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) ở đầm phá Thừa Thiên Huế”. Luận văn cao học, chuyên ngành sinh học, Trường Đại học Khoa học Huế. 4. Lê Anh Tuấn, (2008); “Nhu cầu dinh dưỡng và thử nghiệm sản xuất thức ăn viên cho cá mú chấm đen (Epinephelus malabaricus Bloch and Scheider, 1801)”. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nha Trang.
| | | | | Sau khi ấn nút "Send" để thấy bài vừa gửi vui lòng ấn " F5" trên bàn phím.Thân ái ! |
| | |
Hiện có 0 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 0 Khách viếng thăm |
---|
|
|